Quảng cáo

Thống kê

Hỗ trợ trực tuyến

ĐỐI TÁC

Tin tức

KINH NGHIỆM LÀM MÁT NGÔI NHÀ NGÀY NĂNG NÓNG

         Trong những ngày nắng nóng của mùa hè, nhiệt độ thường ở mức rất cao lên đên 37-38oC, ở trong nhà cũng cảm thấy vô cùng nóng, khó chịu.

          Vì ánh nắng chiếu vào nhà trong một thời gian dài, mái nhà, tường nhà hấp thụ nhiệt lượng và tăng dần nhiệt độ lên. Sau đó cả tường nhà, mái nhà nóng bỏng. Nguồn năng lượng được tích tụ trong các khối vật liệu này tỏa ra xung quanh, làm cho nhiệt độ trong nhà vốn đã nóng lại càng nóng hơn. Con người cảm thấy nóng khó chịu, lại tốn tiền khi phải sử dụng thiết bị làm mát khi mà giá điện ngày một tăng cao.

          Chỉ có cách làm giảm sự hấp thụ nhiệt lượng cho mái, tường nhà hướng nắng trực tiếp.

          Có 2 cách được dùng phổ biến hiện nay:

          Cách 1: Dùng sơn chống nóng.

          Cách này dùng sơn chống nóng lăn lên mái hoặc tường. Loại vật liệu này phản xạ lại ánh sáng chiếu vào, nhờ đó lượng lượng bị hấp thụ lên vật liệu sẽ giảm đi nhiều. Trung bình có thể giảm được 50-70%.  Ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn vào mùa hè.

          Ưu điểm của cách này là thi công nhanh, chi phí hợp lý.

          Nhược điểm là tuổi thọ của lớp chống nóng không cao, thông thường chỉ được từ 2-3 năm đầu là ổn định, sau đó chất lượng nhựa của sơn suy giảm kéo theo khả năng chống nóng cũng giảm theo. Mặt khác, khả năng chống thấm của sơn này rất thấp, nên vẫn cần chống thấm cho vật liệu khi sử dụng sơn chống nóng này để tránh bong tróc sơn khỏi vật liệu.

          Cách 2: Dùng vữa chống nóng – chống thấm

          Vữa chống nóng – chống thấm cán trên mái, trát lên tường. Loại vật liệu này có hệ số dẫn nhiệt thấp, nhờ đó nhiệt lượng bên ngoài truyền qua lớp vật liệu này vào bên trong rất thấp. Nhiệt độ chênh lệch giữa bên mặt ngoài và mặt trong của vật liệu lên tới 10 độ C. Giúp cho ngôi nhà luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

          Ưu điểm của vữa chống nóng, chống thấm này là khả năng chống nóng rất tốt, cách âm, cách nhiệt tốt. Chống thấm tuyệt đối, không phải dùng các biện pháp chống thấm khác nữa (nhờ đó giảm được nhiều chi phí của hạng mục chống thấm). Và đấy là vật liệu trơ với thời tiết nên ĐỘ BỀN rất cao, bạn chỉ cần dùng 1 lần duy nhất cho công trình của mình.

          Nhược điểm của cách này là thi công lâu hơn, chi phí ban đầu (chỉ tính riêng phần chống nóng) cũng cao hơn so với cách 1.

         Việc lựa chọn vật liệu dựa vào yêu cầu của bạn. Nếu tại các công trình tạm, hoặc chống nóng trên mái tôn, công trình không cần độ bền nhiều năm mà cần giá thấp nhất thì cách 1 khả thi hơn cách 2. Nhưng nếu trên mái bê tông, tường xây cần độ bền và các tính năng khác như chống thấm, cách âm, cách nhiệt, làm ấm ngôi nhà vào mùa đông, chống hóa chất,…thì cách 2 tối ưu hơn.

         Hãng SOTIN với sản phẩm VOI9 - Vữa chống nóng, chống thấm rất được ưa chuộng tại các công trình ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. 

Các tin khác