Hỗ trợ trực tuyến

ĐỐI TÁC

Tin tức

Tại sao chống thấm mà vẫn bị thấm

Chống thấm siêu Việt

Tại sao tường quét xi măng, lăn sơn chống thấm vẫn bị thấm

Hiện nay, công trình nhà ở xảy ra các hiện tượng thấm tường khá phổ biến nó gây cảm giác khó chịu cho chủ nhà đồng thời làm thiệt hại về kinh tế làm giảm tuổi thọ đồ dùng và công trình trong quá trình sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao khi trát vữa xong thợ quét nước xi măng hay lăn chống thấm mà vẫn bị thấm?

 1- Hiện tượng thấm tường

- Loang lổ sơn, ố vàng bên trong nhà

- Mốc xanh, mốc đen bên trong nhà

- Bong tróc phồng rộp lớp sơn lâu ngày sẽ làm bục lớp vữa trát

- Nước thấm qua tường bên ngoài vào bên trong tạo thành từng mảng thâm khi mưa gió nhiều.

2- Tại sao tường nhà đã xử lý chống thấm nhưng vẫn bị thấm

Một công trình để sảy ra thấm tường có rất nhiều nguyên nhân như:

- Thấm do bản chất nguyên vật liệu chống thấm

- Thấm do thi công xử lý chống thấm

- Thấm do nứt cổ trần

- Thấm do sàn nhà vệ sinh thấm xuống

- Thấm do mặt bê tông sàn mái, sân thượng bị thấm

- Thấm do ban công ngoài trời bị thấm nứt

- Thấm do nứt tường

- Thấm do tường không được trát

- Thấm do hút nước từ nền, chân tường lên

còn rất nhiều các nguyên nhân khác tác động là thấm tường nhà.

Ở đây người viết chỉ phân tích sâu về vấn đề: tại sao tường nhà đã xử lý chống thấm, quét nước xi măng nhưng vẫn bị thấm.
a) Thấm do bản chất của vật liệu chống thấm

Trước đây, các công trình thường quét nước xi măng tinh lên tường để xử lý chống thấm. Bản chất của xi măng là hút nước rất mạnh, khi bị thuỷ hoá, xi măng biến tính, cứng lại tạo thành khoáng. Sau khi khô, các hạt xi măng len vào các khe kẽ của lớp vữa, điền đầy vào các lỗ rỗng, tăng độ sít đặc của tường lên. Nhờ vậy, khả năng tường chống thấm được cao hơn. Tuy thế, tường này vẫn bị thấm khi có nước tác động vào trong một thời gian dài.

Ngày nay, khi xuất hiện sơn chống thấm (thường dùng loại sơn chống thấm gốc xi măng), một thời gian sau vẫn bị thấm lại. Nguyên nhân, Sơn chống thấm gốc xi măng có gốc nhựa Acrylic Styren, gốc nhựa này có tuổi bền tốt nhất trong khoảng 3-5 năm, càng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì độ bền càng giảm. Vì vậy, cứ 4-5 năm tường nhà lại phải sơn lại.
b) Thấm qua lỗ giáo:

Sau khi đã hoàn thiện căn nhà thợ nề thường ít để ý đến phần lỗ giáo nên việc bịt lỗ giáo các thợ nề thường làm ẩu gây hậu quả về sau.

Nguyên nhân thấm qua lỗ giáo:

- Dùng quá nhiều xi măng khi bịt lỗ giáo gây hiện tượng nứt.

- Bít lỗ giáo một lần: Thợ nề bít đầy lỗ giáo vào một thời điểm, sử dụng “hồ” khô để xử lý nhanh bề mặt hoàn thiện

- Để tránh trường hợp lỗ giáo không bị nứt dẫn đến thấm nước nên bít lỗ giáo làm 2 công đoạn. Sử dụng đúng vữa xây và vữa trát thông thường. Không được sử dụng “hồ” khô để xử lý bề mặt hoàn thiện gây nên hiện tượng nứt. Khi đã sảy ra vấn đề nứt lỗ giáo thì dù quét xi măng hay lăn chống thấm vẫn không có tác dụng ngăn nước bảo vệ tường.

- Khắc phục việc nứt lỗ giáo là sử dụng lưới thủy tinh chống nứt để trát lớp vữa hoàn thiện.

c) Lăn sơn chống thấm pha xi măng hay trộn xi măng

Từ khi xuất hiện sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng trên thị trường thì việc sử dụng nước xi măng tinh để chống thấm cho bề mặt tường ngoài trời ít được các chủ nhà hay chủ công trình sử dụng.

Tuy nhiên việc sử dụng sơn chống thấm cho tường ngoài trời không phải chủ nhà nào cũng hiểu về kỹ thuật và sau khi lăn sơn chống thấm pha xi măng tường vẫn bị thấm.

- Sở dĩ  lăn sơn chống thấm pha xi măng tường vẫn bị thấm bởi:

+ Nứt chân chim

+ Chảy chống thấm

+ Không xử lý kỹ bề mặt tường

+ Thi công tròng điều kiện thời tiết mưa, nhiệt độ ngoài trời quá cao

+ Thi công chống thấm quá mỏng không đồng đều

+ Sơn chống thấm chất lượng quá kém

+ Thợ thi công pha trộn sơn chống thấm với xi măng không đúng quy định

Về kỹ thuật pha trộn sơn chống thấm pha xi măng:

Trên vỏ thùng sơn chống thấm pha xi măng các nhà sản xuất đã khuyến cáo pha theo tỷ lệ 1:1. Câu hỏi đặt ra là pha chống thấm trộn xi măng theo tỉ lệ 1:1 là như thế nào.

Nói thì rất đơn giản nhưng khi thực hiện chỉ cần sai một bước sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường về sau. Nên việc pha trộn chống thấm cần thực hiện theo:

Quy trình – Cách pha sơn chống thấm trộn xi măng:

- Dùng cân cân đúng 20kg xi măng tinh (không đong chừng, không đổ áng chừng, không đổ trực tiếp vào thùng chống thấm)

- Hòa 20kg xi măng tinh vào một thùng nước sạch, đánh kỹ bằng máy hay vật dụng thông thường. Đảm bảo xi măng tan hết không vón cục tạo thành một dung dịch sền sệt => Hồ dầu hay xi dầu.

- Cho từ từ dung dịch hồ dầu hay xi dầu vào thùng sơn chống thấm, dùng máy hay vật dụng trộn thông thường đánh kỹ (khuấy đều) đảm bảo không vón cục, không tách lớp.

- Sau khi đã trộn kỹ yêu cầu để từ 5 đến 10 phút cho thành phần keo chất phụ gia và xi măng quện lẫn vào nhau mới được đưa đi thi công.

Ngoài vấn đề pha trộn chống thấm đạt hiệu quả thì thi công cũng chiếm đến 50% chất lượng và tuổi thọ chống thấm khi đưa vào sử dụng.

Thi công sơn chống thấm trộn xi măng tường ngoài trời

- Yêu cầu phải làm thật sạch bề mặt tường trước thi công:

+ Chà sạch bề mặt

+ Xịt sạch bụi bẩn bán trên bề mặt tường sau khi chà (dùng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực)

- Thi công trong điều kiện thời tiết không quá nóng, không mưa

- Khoảng cách thời gian giữa 2 lớp sơn chống thấm là 4 đến 6 giờ đồng hồ.

 Để khắc phục tình trạng quét nước hồ xi măng hay sơn chống thấm gốc xi măng xong mà tường vẫn bị thấm, hãng SOTIN đã đưa ra những dòng sản phấm chống thấm có tuổi thọ rất cao, chống thấm tuyệt đối. SOTIN dựa trên nguyên lý chống thấm toàn khối (không tạo màng mỏng) giúp khả năng chống thấm tốt hơn, độ bền cao hơn. Đặc biệt, các sản phẩm của hãng đều chống thấm thuận và ngược đều rất tốt.

Vữa chống thấm – Keo dán gạch chống thấm – Keo chà ron chống thấm - Phụ gia vữa tự chảy không co CT02 - Chống thấm không màu CT03 – Siêu chống thấm CT04,…

Để tìm hiểu thêm về các dòng chống thấm và các xử lý các hạng mục thấm mời các bạn truy cập website: www.sotinvn.com hoặc Holine: 0945921782

Các tin khác